Về việc quy hoạch trung tâm hành chính thị xã Bến Cát
Thông qua Quy hoạch chung xây dựng đô thị Nam Bến Cát tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 |
TTĐT – Sáng 04 – 5, tại UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung chủ trì phiên họp UBND tỉnh lần thứ 22 để thông qua Quy hoạch chung xây dựng đô thị Nam Bến Cát tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch). Tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành; UBND các huyện, thị. |
Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và xây dựng tổng hợp Nam Bến Cát. Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, định hướng không gian đô thị tới năm 2015, các đơn vị hành chính của Nam Bến Cát gồm 12 xã, phường; đến năm 2020 xây dựng thị xã Nam Bến Cát gồm 12 phường. Đơn vị tư vấn cũng đề xuất 2 phương án xây dựng trung tâm hành chính huyện, đó là giữ lại trung tâm hành chính huyện Bến Cát hiện hữu tại thị trấn Mỹ Phước cho thị xã Nam Bến Cát và phương án quy hoạch trung tâm hành chính mới tại vị trí ngã tư đường Mỹ Phước – Tân Vạn nối dài và đường vành đai 4. Về phát triển các khu công nghiệp, ổn định phát triển các khu công nghiệp hiện hữu, không phát triển thêm các khu. Đến năm 2020, xây dựng thị xã Nam Bến Cát gồm 12 phường Tại phiên họp, các đơn vị đã tập trung thảo luận phương án xây dựng trung tâm hành chính thị xã Nam Bến Cát. Theo đa số ý kiến của các đơn vị, chọn phương án giữ nguyên trung tâm hành chính huyện Bến Cát hiện hữu. Phát biểu kết luận, Chủ tịch Lê Thanh Cung lưu ý, xây dựng đô thị Nam Bến Cát phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, quy hoạch chung phát triển đô thị tỉnh Bình Dương trong 10 năm tới và thực tế quy hoạch phát triển trong 10 năm qua tại Bến Cát; đồng thời thống nhất không gian phát triển đô thị là chọn 01 thị trấn và 7 xã để quy hoach; chọn vị trí trung tâm huyện lỵ Nam Bến Cát vẫn là thị trấn Mỹ Phước hiện hữu. Bên cạnh đó, Chủ tịch đề nghị, phát triển mô hình đô thị Nam Bến Cát theo mô hình phát triển đô thị bền vững, thân thiện với môi trường; phát triển đường vành đai sông Thị Tính hiện đại, gắn kết với khu đô thị; xây dựng hệ thống đường giao thông kết nối trung tâm đô thị với các vùng xung quanh một cách thuận tiện, đồng thời kết nối các khu dân cư, đô thị với hệ thống hạ tầng chung của tỉnh. |
Nguồn: http://www.binhduong.gov.vn/vn/news_detail.php?id=8454&idcat=17&idcat2=34
Xem thêm: Thành lập thị xã Bến Cát và thị xã Tân Uyên – tỉnh Bình Dương